Tuyên truyền tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Lượt xem:

Đọc bài viết

Nước là tài nguyên quan trọng và quý giá đối với bất kì sinh vật nào trên trái đất. Không có nước, thì sẽ không có sự sống nào trên hành tinh này. Quan trọng là vậy mà tài nguyên nước đang bị đe dọa bởi nhiều nguyên nhân: con người xả rác thải bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, dân số tăng nhanh khiến nhu cầu về nước càng cao hơn, tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu…Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên nước?

1. Vai trò của tài nguyên nước

Nước là tài nguyên quan trọng và quý giá đối với bất kì sinh vật nào trên trái đất. Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện, hiện tượng trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, thế giới động vật và thực vật. Môi trường có mối quan hệ mật thiết qua lại với sức khỏe con người. Khi môi trường bị ô nhiểm như: ô nhiễm nước, không khí, đất, thực phẩm và các ô nhiễm khác sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực cho lao động, sản xuất, đời sống và đặc biệt là sức khẻ con người.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Phải sử dụng nước sạch để phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt các bệnh về da, bệnh phụ khoa…

Trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng, nước đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam.

Hiện nay, tuy tài nguyên nước bề mặt của nước ta tương đối dồi dào, nhưng đó không phải là nước sạch để dùng cho ăn uống, sinh hoạt vì nước sông, suối, ao hồ đều đang bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Nước ngầm nhiều nơi hiện nay cũng đang trở nên ô nhiễm và thiếu do bị khai thác quá mức. Nước mưa cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do một số nguyên nhân như không khí ô nhiễm, dụng cụ để thu hứng để lấy nước mưa không đảm bảo vệ sinh.

Do đó, nếu không có các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch để tiết kiệm và bảo tồn tài nguyên nước sẽ không thể bảo vệ được nguồn tài nguyên hữu hạn này.

2. Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường

Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phát động từ năm 1998, được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương trong nước tích cực hưởng ứng, đạt được những kết quả đáng khích lệ về cấp nước và vệ sinh, góp phần làm thay đổi chất lượng và điều kiện sống của người dân nông thôn, đặc biệt là trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước. Thời gian tổ chức phát động và hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024 bắt đầu từ ngày 29/4 đến ngày 06/5/2024, có thể kéo dài đến Ngày môi trường thế giới 05/6/2024 và lồng ghép với các sự kiện và ngày lễ lớn khác như: Ngày môi trường thế giới, các ngày lễ lớn như 30/4 và 01/5 hoặc các ngày lễ hội của địa phương…

Để hưởng ứng và thực hiện tốt nhiệm vụ của Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường do nhà nước tổ chức, cần phải nắm bắt được các thông tin, thông điệp dưới đây.

2.1. Thông điệp Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

– Nhiệt liệt hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

– Đảm bảo Nước sạch và Vệ sinh môi trường là xây dựng Nông thôn mới.

– Chủ động cấp, trữ  nước an toàn, giải pháp hiệu quả  ứng phó nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

– Sử dụng nước tiết kiệm – hiệu quả là bạn đã chia sẻ cơ hội cho mọi người.

– Hãy cùng hành động cải thiện điều kiện nước sạch và vệ sinh cho cộng đồng.

– Bảo vệ nguồn nước là góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước Quốc gia.

– Bảo vệ công trình cấp nước là quyền và nghĩa vụ của mọi người.

– Nước sạch và vệ sinh là sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của trẻ em.

– Rửa tay bằng xà phòng – hành động đúng – sức khỏe thật.

– Thu gom, xử lý chất thải, rác thải, vì xóm làng Xanh – Sạch – Đẹp.

2.2. Đối với nước sạch

– Nước sạch phải là nước trong, không màu, không mùi, không vị lạ, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại.

– Nước sạch có nhiều nguồn cung cấp khác như nước mưa, nước giếng khoan, nước máng lần, nước giếng và hệ thống cung cấp nước tập trung.

– Mỗi gia đình cần có ít nhất một trong các nguồn nước sạch nếu chưa có thì cần hỏi ý kiến tư vấn của Y tế địa phương để xây dựng cho mình một nguồn nước sạch thích hợp. Nước được lấy từ bất cứ nguồn nào cho dù đã xử lý thì trước khi uống cũng phải đun sôi, tuyệt đối không uống nước lã.

Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.

2.3. Đối với vệ sinh môi trường

– Phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và khu vực xung quanh, không đổ rác và xây nhà vệ sinh gần nguồn nước, phải thu gom rác phân gia súc để ủ chôn hoặc đốt.

– Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày, lá cây, rơm rạ, giấy loại phải đổ vào hố rác của gia đình rồi đốt hoặc chôn. Khi có động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột.

– Thu gom và xử lí rác thải hợp vệ sinh và đúng nơi quy định.

– Ruồi nhặng và chuột thường sinh sống tại những đống rác thải, đặc biệt là những nơi có thức ăn thừa, rau và xác súc vật.

– Ruồi nhặng và chuột là nguồn lây truyền bệnh.

– Vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Những điều cần làm để hưởng ứng Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

– Thu gom và đổ rác thải vào thùng rác hoặc hố rác.

– Đổ rác vào xe nếu ở khu vực có xe rác công cộng.

– Nếu ở khu vực không có xe rác, nên đổ rác vào hố có nắp đậy rồi đốt hoặc chôn.

– Xác súc vật nên được chôn sâu và chôn xa nguồn nước, xa nhà.

– Diệt chuột, ruồi, nhặng xung quanh nơi ở…